Sách 7 thói quen hiệu quả giúp chúng ta hình thành nên sự thành công

TÁC GIẢ CỦA CUỐN SÁCH “7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ” – STEVE R. CONVEY LÀ AI?
Steve-R-Convey-la-ai

Steve R. Convey là một diễn giả nổi tiếng người Mỹ chuyên về đề tài phát triển bản thân. Ông đã từng được tạp chí Times bình chọn là 1 trong 25 người Mỹ có sức ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới. Ông là một chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết lãnh đạo, tư vấn gia đình và giáo dục.  

Cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” với tiêu đề tiếng Anh là “The 7 Habits of Highly Effective People” của ông đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và bán được hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới. Ngoài cuốn “7 thói quen để thành đạt”, ông còn rất nhiều cuốn sách nổi tiếng khác như “Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc”, “Thói quen thứ 8 – Từ hiệu quả đến vĩ đại”, “7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc”,.. (→ Các bạn có thể tìm hiểu thêm về những cuốn sách khác của Steve R.Convey TẠI ĐÂY)

Ngoài ra ông còn là đồng sáng lập của công ty Flanklin Convey – một trong những công ty về đào tạo hàng đầu thế giới đã cung cấp dịch vụ tại hơn 147 quốc gia. Ông mất vào tháng 7 năm 2012 (hưởng thọ 79 tuổi) và những năm cuối đời ông là giáo sư về thương mại và kinh tế tại trường đại học Utah – Mỹ.

TỔNG QUAN VỀ CUỐN “7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ”


Mua sách tại Tiki
 
Mua sách tại Fahasa

Mua sách tại Shopee
 

Có lẽ không cần giới thiệu quá nhiều về cuốn “7 thói quen hiệu quả” này. Nó đã từng được bầu chọn là 1 trong 10 quyển sách về quản trị có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới do tạp chí Fobes bình chọn.

Ở Việt Nam thời gian trước cuốn sách có tên là “7 thói quen để thành công” và được sửa thành “7 thói quen hiệu quả” trong bản dịch mới nhất.

Trong bản dịch tiếng Nhật, cuốn sách còn có thêm một tiêu đề phụ đó là “Khôi phục chủ nghĩa nhân cách”. Điều này có nghĩa là để có thể thành công không phải chỉ cần dựa vào những kỹ năng theo “chủ nghĩa cá nhân” mà yếu tố quan trọng hơn cả là “nhân cách” của con người ví dụ như chân thành, khiêm tốn, trung thực, dũng cảm, kiên nhẫn. Cuốn sách này đề cập đến những thói quen giúp mài giũa bản thân để có thể đạt được “nhân cách” như vậy.

Các bạn có biết cuốn sách khá nổi tiếng trong vài năm trở lại đây tên là “Dám bị ghét” không? Tư tưởng của R.Covey trong cuốn “7 thói quen hiệu quả” này cũng có những điểm khá tương đồng với tâm lý học Adler được đề cập trong “Dám bị ghét”. Trong khi “Dám bị ghét” mang tính lý luận và triết học nhiều hơn thì ở cuốn “7 thói quen hiệu quả” này tập trung giải thích về những phương pháp để thực hành, rèn luyện bản thân một cách cụ thể. (→ Xem Review về sách “Dám bị ghét” TẠI ĐÂY)

Khác với những cuốn sách khác, “7 thói quen hiệu quả” không phải là một cuốn sách đọc 1 lần rồi cất lên kệ. Hãy đọc nó định kỳ và chắc chắn các bạn sẽ nhận ra rằng sau mỗi thời kỳ chúng ta sẽ có một cách hiểu, một cách lý giải khác nhau.

7 THÓI QUEN ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG SÁCH 
THÓI QUEN THỨ NHẤT: LÀM CHỦ CHÍNH MÌNH
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng tính cách con người được quyết định dựa trên hoàn cảnh và những điều kiện xung quanh. Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tính cách như di truyền, môi trường khi sinh ra, lớn lên, hay những kinh nghiệm mà người đó đã được trải qua. Những suy nghĩ này là dựa trên nguyên lý “Phản xạ có điều kiện”. Những phản xạ (tính cách) sẽ phụ thuộc vào những điều kiện (môi trường) người đó phải chịu.

Tác giả Steve R Convey cũng đồng ý với điều này. Tuy nhiên, ông chỉ ra điểm quan trọng nhất ở đây, đó là giữa điều kiện và phản xạ đó luôn tồn tại “sự tự do lựa chọn”. Điều này có nghĩa là con người chúng ta với những năng lực sẵn có như trí tưởng tượng, ý thức, sự tự giác, thì dù có ở trong điều kiện (môi trường) nào đi chăng nữa. cũng luôn tồn tại khả năng “lựa chọn” về phản xạ (tính cách) của bản thân mình.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta luôn có 1 quyền gọi là “quyền tự do lựa chọn”. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng mình phải đi học, mình phải ngoan nếu không ba mẹ lo, mình phải đi chơi không bạn bè giận, mình phải uống bia khi đi tiệc….

Trên đời không có cái gì là “phải” cả. Bạn hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn có làm hay không, còn đa số những điều phải kia là vì ta sợ cái hậu quả của nó mà không dám làm khác đi. Việc ý thức được mình luôn có sự lựa chọn sẽ giúp bạn có can đảm nhìn nhận về hệ quả của mỗi lựa chọn bạn đưa ra một cách rõ ràng hơn

Hiểu được vấn đề này, chúng ta mới hiểu được “Tính chủ động” mà tác giả muốn nói đến trong sách. Tất cả hành động của chúng ta là kêt quả của những sự lựa chọn của chính bản thân. “Tính chủ động” không chỉ là bản thân tự suy nghĩ và hành động, nó còn có ý nghĩa bản thân chấp nhận trách nhiệm cho quyết định đó.

Những người mà hiện nay vẫn đang cảm thấy đau khổ trong suốt một thời gian dài, chắc hẳn là những người không dám chấp nhận sai lầm mà mình đã lựa chọn. Tuy nhiên, nếu như không thể nghĩ được là “Mình có được như ngày hôm nay đều là kết quả của khứ” thì cũng rất khó để có thể nghĩ được “Mình sẽ chọn con đường khác phù hợp hơn”.

THÓI QUEN THỨ 2: BẮT ĐẦU BẰNG ĐÍCH ĐẾN
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong đám tang của chính mình. Và hãy thử nghĩ xem bạn muốn những người đến thăm bạn nhớ đến bạn là một người như thế nào.

Thói quen thứ 2 mà tác giả khuyên người đọc chính là “Bắt đầu bằng đích đến” (nghĩa là bắt đầu bằng một mục tiêu đã được xác định).

Hãy nghĩ về ngày cuối cùng và mục tiêu cuối cùng của bạn và bắt đầu ngày hôm nay từ nó. Nếu như các bạn sống từng ngày mà luôn nghĩ đến mục tiêu cũng như những điều mình muốn trân trọng trong cuộc đời, chắc chắn sẽ không bao giờ các ban đi sai hướng.

Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hành thói quen này là viết ra những mục tiêu của mình. Hãy thử viết ra (1) Bạn muốn trở thành một người như thế nào; (2) Việc bạn muốn làm nhất là gì; (3) Điều gì làm cho bạn cảm thấy vui và hạnh phúc nhất.

Khi đã rõ ràng trong tâm trí của mình muốn gì thì mỗi hành động hướng tới điều mình mong muốn sẽ hiệu quả và tránh được nhiều sai sót hay hậu quả hơn.

Chương này cũng nói đến một việc rất hay là trọng tâm trong cuộc sống. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến những lựa chọn ta đưa ra trong cuộc sống.

Nếu trọng tâm là bản thân, ta ưu tiên làm những điều mình thích và đặt bản thân lên trên hết.

Nếu trọng tâm là gia đình, ta ưu tiên làm điều khiến cho quan hệ gia đình hoặc cuộc sống gia đình trở nên tốt hơn.

Nếu trọng tâm là bạn bè, ta sẽ đặt niềm vui hay mối quan hệ của bạn bè lên trên cảm xúc của chính mình chẳng hạn.

THÓI QUEN THỨ 3: ƯU TIÊN ĐIỀU QUAN TRỌNG
Thói quen thứ 3 chính là thói quen để bước đầu giúp những mục tiêu của chúng ta được nêu ở thói quen thứ 2 trở thành hiện thực.

Điểm chung của những người thành công là làm những việc mà nhiều người khác không muốn làm. Không phải lúc nào người thành công cũng đang làm những việc mà họ muốn, tuy nhiên để đạt được mục đích, họ không ngại hay chán ghét bất cứ việc nào cả.

Về phương pháp cụ thể, tác giả khuyên người đọc nên chia những việc mình muốn làm theo trục với tiêu chí về “độ quan trọng” và “tính khẩn cấp”. Và việc quan trọng nhất, quyết định được các bạn sẽ tiến bộ đến đâu phụ thuộc vào các bạn tập trung được vào bao nhiêu việc quan trọng những không khẩn cấp.  

THÓI QUEN THỨ 4: TƯ DUY CÙNG THẮNG
Sau khi đã có được 3 thói quen đầu tiên để giúp chúng ta cải thiện về thành tích cá nhân, từ thói quen thứ 4 sẽ giúp chúng ta biết cách đưa ra kết quả nhờ việc hợp sức với người khác.  

Tư duy cùng thắng (win-win) là một cách suy nghĩ và thái độ luôn tìm kiếm kết quả có lợi cho cả 2 bên, Mô hình cùng thắng (win-win) không phải là đấu tranh mà là hợp tác.

Đây là một tư duy khi nói ra ai cũng hiểu nhưng lại không nhiều người sử dụng tốt nó. Khi chúng ta đề xuất hợp tác với một ai đó, hầu hết đầu tiên mọi người chỉ quan tâm đến những lợi ích mà mình được hưởng mà không quan tâm đến lợi ích của đối phương. Luôn giữ cho mình thói quen tư duy cùng thắng sẽ là chìa khóa đầu tiên cho sự thành công của chúng ta.

THÓI QUEN THỨ 5: THẤU HIỂU RỒI ĐƯỢC HIỂU
Đây cũng là một thói quen rất quan trọng để có thể tạo được một mối quan hệ Win-Win. Trước khi muốn người khác hiểu mình, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình để hiểu họ.

Con người chúng ta thường có xu hướng áp đặt kinh nghiệm của mình lên người khác. Chính vì lý do đó mà khi nghe một câu chuyện của một ai đó, chúng ta thường hay đồng ý hay phản đói, đưa ra những ý kiến hoặc những lời khuyên. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều khi đối phương sẽ cảm thấy không được hiểu rõ. Nếu như bạn đã có con, hãy thử nhớ lại những buổi nói chuyện của mình với con xem đã bao giờ bạn áp đặt những kinh nghiệm của mình lên con chưa?

Đẳng cấp cao nhất trong kỹ năng lắng nghe là “Lắng nghe bằng sự cảm thông”. Đây chính là đặt mình vào vị trí đối phương để nghe, nghe để hiểu đối phương.

Để có thể đạt được đến đẳng cấp “Lắng nghe bằng sự cảm thông”, chúng ta cần những bước sau: Đầu tiên lập lại toàn bộ những gì đối phương đã nói. Sau đó, thay thế những lời nói của đối phương bằng từ ngữ của riêng bạn. Bước thứ 3 là “Biến đổi những cảm xúc của đối phương thành từ ngữ”. Bước cuối cùng là kết hợp và lập đi lập lại bước 2 và bước 3. Nói một cách dễ hiểu là “Vừa thay đổi những từ ngữ của đối phương bằng những từ ngữ của mình, vừa sử dụng từ ngữ để miêu tả cảm xúc của đối phương”.

Nếu như các bạn có được đủ kỹ năng ở 4 bước này, chắc chắn việc khiến đối phương nghe theo lời khuyên của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn.

THÓI QUEN THỨ 6: HỢP TÁC CỘNG SINH
Hợp tác là hoạt động cao siêu nhất trong cuộc sống và nó là mục tiêu của tất cả những thói quen khác.

Hợp tác cộng sinh nói một cách đơn giản là tổng thể thống nhất bao giờ cũng mạnh hơn từng phần cộng lại. 1 cộng 1 có thể bằng 3 hoặc nhiều hơn thế.

Sức mạnh tổng hợp đó được hình thành từ (1) Sư tin cậy, (2) Thái độ suy nghĩ Win-win của 2 phía, (3) Nỗ lực để hiểu đối phương.

Bản chất của sức mạnh tổng hợp chính là sự tôn trọng những điểm khác nhau của đối phương. Nghe có vẻ hơi nghịch lý, tuy nhiên để có thể tôn trọng được lần nhau thì đầu tiên mỗi bên cần có những suy nghĩ “độc lập”. Chính nhờ những suy nghĩ “độc lập” như vậy mà chúng ta mới có thể tôn trọng sự tồn tại những điểm khác của đối phương cả về mặt kiến thức, cảm xúc hay tâm lý.

Hợp tác cộng sinh là tìm kiếm giải pháp thứ ba tốt hơn giải pháp mỗi bên đề xuất và thỏa mãn cho cả hai. Hợp tác cộng sinh là khiêm nhường nhận ra giới hạn nhận thức của bản thân và trân trọng những nguồn lực phong phú có được nhờ sự giao hòa với con tim cùng khối óc của người khác.

Thói quen tạo ra sự hợp tác cộng sinh, để mọi bên cùng có lợi nhờ trân trọng sự khác biệt của người khác và tin vào giải pháp có lợi cho tất cả là tồn tại sẽ giúp chúng ta tạo ra nhiều điều to lớn hơn là lựa chọn thỏa hiệp.

THÓI QUEN THỨ 7: TỰ RÈN MỚI BẢN THÂN
Rèn mới bản thân là một quá trình tái tạo và đổi mới. Nghĩa là để có thể có được 6 thói quen nêu trên, chúng ta phải luôn giữ gìn và nâng cao giá trị của chính bản thân. Cụ thể là các bạn cần mài giũa con người của mình theo 4 khía cạnh: thể chất, tinh thần, trí tuệ và quan hệ xã hội/tình cảm.

Để có thể rèn giũa được thể chất, chúng ta phải biết trân trọng cơ thể của mình, ăn những thức ăn tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, và vận động định kỳ. Tinh thần là yếu tố cốt lõi giúp duy trì ý chí của con người. Tùy vào mỗi con người mà cách rèn giũa trong khía cạnh này là khác nhau. Có thể đó là việc đọc sách, ngồi thiền mỗi ngày. Cũng có một số người sẽ sử dụng văn học hoặc âm nhạc để rèn giũa, tái tạo và đổi mới bản thân.

Rèn giũa kiến thức chính là việc học tập không ngừng để mở mang kiến thức. Nếu muốn tiếp thu thêm kiến thức hàng ngày sẽ không có cách nào khác ngoài việc đọc thêm sách.

Rèn giũa cảm xúc các bạn sẽ làm được qua việc tiếp xúc với mọi người từng ngày. Khác với những khía cạnh khác, cảm giúc chỉ có thể được tôi luyện qua những trải nghiệm thực tế.

TỔNG KẾT


Mua sách tại Tiki
 
Mua sách tại Fahasa

Mua sách tại Shopee
 

“7 thói quen hiệu quả” là một cuốn sách khá dài và chắc chắn chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để đọc nó. Tuy nhiên, nội dung trong sách không phải những gì quá “cao siêu” mà đôi khi chúng ta còn cảm thấy tác giả đang nói những điều khá “hiển nhiên”. Những điều “hiển nhiên” đó được tác giả tổng hợp thành một hệ thống và chắc chắn sẽ giúp ích được rất nhiều cho bất kì người đọc nào.

Khi đọc cuốn sách, ấn tượng nhất của mình nằm ở ngay thói quen đầu tiên “Làm chủ chính mình”. Tác giả đã phân loại những vấn đề mà mình phải đối mặt trong cuộc sống thành 3 loại “kiểm soát trực tiếp”, “kiểm soát gián tiếp” và “ngoài tầm kiểm soát”. Tác già khuyên chúng ta nên chỉ tập trung vào những vấn đề mà bản thân có thể kiểm soát trực tiếp được thôi. Khi mà đại dịch Corona hoành hành trên toàn thế giới từ đầu năm 2020, có những việc mà chúng ta có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể thay đổi được. Việc tập trung vào những việc bản thân có thể giải quyết quan trọng như thế nào chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm qua đúng không?

Tiếp theo, chương thứ 3 “Ưu tiên cho điều quan trọng” cũng là một trong những phần gây ấn tượng rất lớn với mình. Xã hội hiện nay thì cả học sinh đến những người trưởng thành ai ai cũng đều có một lịch làm việc, học tập dày đặc. Việc có một tiêu chuẩn nhất định, biết ưu tiên làm những việc quan trọng hơn đối với bản thân sẽ là một kĩ năng không thể thiếu của bất kỳ người nào.

“7 thói quen hiệu quả” là một cuốn sách nên đọc định kỳ để tự nghiền ngẫm xem bản thân mình đã tiến bộ đến mức nào và có những mục tiêu mới hơn. Giống như những gì tác giả đã viết ở chương 7 “Tự rèn mới bản thân”, luôn luôn quan sát và có những thay đổi hợp lý sẽ là chìa khóa cho mọi thành công trong cuộc sống.

11/10/2023

Các bài viết khác

Top những website đọc truyện chữ online miễn phí hay nhất
Truyện Tiên Hiệp là gì? Có nên đọc truyện Tiên Hiệp
Website Truyện dịch, Truyện Convert Truyenchu.com.vn lớn nhất
Những Bộ Truyện Manga: Hay Nhất Nên Đọc Ngay
Thích Truyện Tranh Manhua: Hành Trình Khám Phá Thế Giới Nghệ Thuật Đầy Màu Sắc
File Bài Tập Word – Bộ Sưu Tập Tài Liệu Học Tập Chất Lượng Cao